Gelcoat là gì? Ứng dụng, đặc tính, cách sử dụng tooling gelcoat

Định nghĩa tooling gelcoat là gì và ứng dụng thực tiễn

Gelcoat hay người ta thường gọi là sơn phủ gel đơn giản chỉ là lớp phủ cuối cùng trên bề mặt của các sản phẩm gia cố sợi thủy tinh, nhằm giúp sản phẩm sáng bóng và láng mịn, đậm chất thẩm mỹ hơn mà thôi. Thông thường, gelcoat sẽ được sơn cho những sản phẩm làm từ khuôn mẫu có sẵn để tăng độ thẩm mỹ, trước khi đưa tới tay người tiêu dùng.

Gelcoat là 1 dạng nhựa polyester gồm 2 phần, được hình thành theo 1 công thức đặc biệt và được nhà sản xuất thiết kế để tạo thành lớp nhựa đầu tiên phủ lên các sản phẩm được chế tạo từ hỗn hợp composite polyester hay vinyl ester trong 1 khuôn cố định. Người ta dùng nó để tạo ra 1 bề mặt mờ đục, nhằm ngăn khả năng nhìn xuyên thấu qua của sợi thủy tinh.

Nhựa polyester nói chung và gelcoat nói riêng, đều có khả năng chống tia cực tím (UV) và có thể chìm hoàn toàn trong nước. Hầu hết các loại tàu thuyền đều dùng gelcoat phủ với nhựa polyester và sợi thủy tinh.

Các bộ phận sản phẩm/thiết bị bằng chất liệu composite thường được làm trong khuôn cái (female mold). Người ta thường quét lớp sơn gelcoat lên bề mặt khuôn đã được chuẩn bị sẵn và sau đó quét phủ lại bằng các lớp gia cường (thường là lớp sợi thủy tinh gia cường) và lớp nhựa bổ sung.

Sau khi chúng ta tách thành phẩm (thiết bị hay 1 phần sản phẩm) ra khỏi mẫu khuôn, bề mặt lớp áo sơn sel này sẽ là bề mặt bên ngoài của thành phẩm đó. Ví dụ như một chiếc thuyền màu đỏ là do người chế tạo đã phủ lớp gel coat màu đỏ lên cho bề mặt đẹp hơn và dễ bán hơn.

Ứng dụng của gelcoat là gì?

Hiện nay, lớp sơn gelcoat trắng, trong, màu sắc… thường được mọi người quét phủ lên bề mặt bên ngoài các sản phẩm composite FRP được đúc trong khuôn, các loại bồn, tấm panel, thiết bị nhà tắm, thuyền, cano, bàn ghế trang trí nội thất… Đó là những sản phẩm cần độ tinh tế cao, thẩm mỹ cao, để đến tay người tiêu dùng sử dụng trong đời sống hàng ngày và thường được đúc trong khuôn mẫu. Còn các loại sản phẩm to lớn, dùng trong công nghiệp, chẳng hạn như bồn chứa hóa chất bằng composite thì không cần tới.

Các đặc tính của sơn gelcoat

1. Tính chất nhựa lỏng

   Khối lượng riêng ở 25°C
   1,13
   Điểm bắt cháy
   31,8°C
   Chỉ số chống chảy ở 25°C
   6,3 – 7,3
   Ổn định trong phòng tối ở 25°C
   4 tháng
   Độ nhớt ở 25°C (RVF/sp5/4 rpm)
   38000 – 46000 cps
   Chỉ số axit
   12 – 24 mgKOH/g

2. Cơ tính nhựa đóng rắn không gia cường

   Hấp thu nước sau 7 ngày ở 23°C
   0,41%
   Nhiệt độ biến dạng nhiệt dưới tải (1,8MPa)
   63°C
   Độ cứng Barcol
   45 – 50
   Dãn dài lúc đứt
   4,7%

3. Hoạt tính

   Lượng nhựa
   100g
   Thời gian Gel
   7-13 phút
   Nhiệt độ thử nghiệm
   25°C
   Hệ xúc tác
   1,5 % MEKP K1

Một số lỗi khi phủ gelcoat và các khắc phục

Hiện nay, người ta có 2 cách để phủ lớp gel lên bề mặt sản phẩm là quét tay hoặc dùng máy phun. Trong đó, máy phun thường tiện lợi hơn, nhưng dù gì cả 2 đều có thể gặp những lỗi vặt. Dưới đây là những biện pháp xử lý triệt để mà bạn cần phải biết rõ.

1. Vết nhăn

Nguyên nhân Cách khắc phục
  • Phủ lớp mới khi lớp gelcoat trước chưa kịp khô
  • Lớp gelcoat quá mỏng (< 0.13mm)
  • Kiểm tra độ bám dính bằng cách ấn ngón tay lên bề mặt lớp gelcoat để kiểm tra xem lớp gel khô chưa. Khô rồi thì phủ lớp tiếp theo.
  • Lớp gelcoat phải dày từ 0.25-0.5mm

2. Bọt khí

Nguyên nhân Cách khắc phục
  • Súng phun sơn quá áp
  • Có hiện tượng nhốt khí
  • Điều chỉnh áp suất khí theo độ dày của lớp gelcoat, khoảng 40-80 PSI, tùy vào độ nhớt
  • Mỗi lần phun độ dày khoảng 0.13mm

3. Phồng rộp khi ngâm trong nước

Nguyên nhân Cách khắc phục
  • Chưa hoàn toàn khô
  • Chưa thấm ướt hết sợi
  • Lớp gelcoat mỏng

4. Gelcoat bị dính sang sản phẩm khác

Nguyên nhân Cách khắc phục
  • Chất tách khuôn không tốt
  • Sử dụng chất tách khuôn sai cách
  • Thay đổi chất tách khuôn
  • Dùng thêm chất tách khuôn

5. Tách màu

Nguyên nhân Cách khắc phục
  • Kỹ thuật phun không chuyên nghiệp
  • Giảm độ dày trong mỗi lần phun
  • Giảm hàm lượng chất pha loãng
  • Không phun chồng lên nhau

6. Lỗ thủng, vết sẹo

Nguyên nhân Cách khắc phục
  • Áp suất khi quá thấp hoặc quá cao
  • Vết dầu hoặc ẩm xuất hiện trên bề mặt khuôn
  • Tỷ lệ xúc tác / nhựa không phù hợp
  • Chọn áp suất phun phù hợp
  • Vệ sinh khuôn thật sạch
  • Làm mặt khuôn luôn khô ráo
  • Điều chỉnh tỉ lệ nhựa xúc tác

7. Lỗ li ti

Nguyên nhân Cách khắc phục
  • Hệ thống súng phun hoạt động không đúng
  • Điều chỉnh súng phun phù hợp

8. Mắt cá

Nguyên nhân Cách khắc phục
  • Tạp chất trên khuôn: ẩm, dầu, bụi
  • Loại bỏ các vết dầu (silicone) trên bề mặt phun
  • Dùng thiết bị lọc khí

9. Lòi sợi qua bề mặt Gelcoat

Nguyên nhân Cách khắc phục
  • Gelcoat chưa kịp khô
  • Lớp phủ gelcoat quá mỏng
  • Đắp sợi khi gelcoat đã khô
  • Phun gelcoat dày hơn

10. Hiện tượng chảy

Nguyên nhân Cách khắc phục
  • Lớp gelcoat phun quá dày trên mức quy định
  • Mỗi lần, lớp phun gelcoat chỉ dày tối đa 0.4mm
  • Súng phun nên đặt cách khuôn tầm 40cm

11. Mất màu trên bề mặt thành phẩm

Nguyên nhân Cách khắc phục
  • Nhốt khí trong khi phun
  • Phun lên khuôn với nhiều lớp mỏng
  • Vệ sinh đường dẫn khí của sung phun thật sạch
  • Giữ bề mặt khuôn luôn khô ráo

12. Đóng rắn chậm

Nguyên nhân Cách khắc phục
  • Nhiệt độ dưới 21 độ C
  • Độ ẩm cao
  • Hàm lượng chất xúc tác thấp
  • Gia tăng chất xúc tác

13. Bề mặt gelcoat gồ ghề trước khi đắp lớp nhựa sợi tiếp theo

Nguyên nhân Cách khắc phục
  • Lớp Gelcoat bị co rút
  • Chất xúc tác bị dư thừa, rút ngắn thời gian đóng rắn quá nhanh
  • Đắp lớp nhựa sợi quá chậm lên bề mặt gelcoat
  • Độ dày lớp gelcoat không đồng đều, làm thời gian khô khác nhau, gây co rút
  • Bề mặt khuôn quá nóng
  • Giảm lượng chất xúc tác
  • Phun gelcoat thành từng lớp mỏng
  • Làm nguội khuôn trước khi tiếp tục sản xuất
  • Chọn áp suát phun phù hợp
  • Vệ sinh khuôn sạch sẽ
  • Làm khô bề mặt khuôn

 

Leave Comments

0795156616
0795156616